maandag 4 mei 2009

Kiêu Dân

Trong tác phẩm Sử Việt, Đọc Vài Quyển, sử gia Tạ Chí Đại Trường, người từng sống dưới chế độ Ngô Đình Diệm, đã gọi thành phần nồng cốt của chế độ này là kiêu dân.

Minh Võ

Minh Võ, một tác giả khét tiếng thân Ngô Đình Diệm, đã hạ bút viết nơi trang 95 của quyển Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc rằng những nhân viên cao cấp chung quanh TT Diệm đều tòan là Phật tử. Điều mà Minh Võ không cho độc giả biết là việc những người này thường là những kẽ nịnh thần, không có đủ can đảm để bảo vệ đồng bào Phật tử của họ đối với những hành động kỳ thị của những thành phần làm nồng cốt cho chế độ Ngô Đình Diệm. Xem Nguyễn Kỳ Phong, Vũng Lầy của Bạch Ốc, trang 139 và Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên, 1954-1963, trang 179.

Học Giả Thiếu Thành Thật

Hoàng Ngọc Thành và Thân Thị Nhân Đức là hai học giả có cảm tình đặc biệt với cố TT Ngô Đình Diệm. Có lẽ vì vậy nên họ đã thiếu thành thật khi viết về phái đoàn mà Liên Hiệp Quốc đã gửi đến Miền Nam Việt Nam năm 1963 để điều tra vấn đề kỳ thị tôn giáo. Từ trang 331 đến trang 333 của tác phẩm Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm họ đã viết rằng phái đoàn này được tự do làm việc điều tra, không gặp ngăn cản nào của chính quyền NĐD. Điều mà hai vị học giả này cố ý không cho độc giả họ biết là cựu sĩ quan tình báo Trần Ngọc Nhuận đã kể lại trong tập hồi ký của ông rằng cả phái đoàn nói trên đã sa vào Mỹ Nhân Kế của chế độ Ngô Đình Diệm: Xem Đời Quân Ngũ, trang 356-358. Ông H.N. Thành và bà T. T. N. Đức phải biết việc này vì họ đã đọc cuốn sách của ông Nhuận: Xem Những Ngày Cuối Cùng..., trang 351 và 370.

zaterdag 2 mei 2009

Bằng Chứng Kỳ Thị Tôn Giáo

Trong các quyển hồi ký được xuất bản tại hải ngoại cố học giả Nguyễn Hiến Lê đã kể lại cho chúng ta biết về những điểm chính của tệ trạng kỳ thị tôn giáo dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Tuy ông ta là một người có uy tín, nhưng chúng ta vẫng không được phép tin lời ông ta nếu chứng từ của ông ta không được những tài liệu khả tín khác xác nhận. Hiện giờ chúng ta có trong tay hai tài liệu được hình thành trước khi Biến Cố Phật Giáo bùng nổ vào tháng 5 năm 1963. Chính vì chúng được viết ra trước khi biến cố này bùng nổ, nội dung của hai tài liệu này không bị chi phối bởi cuộc tranh chấp giữa phong trào Phật Giáo và chế độ Ngô Đình Diệm. Do đó hai tài liệu này có mức độ khả tín rất cao. Và nhờ đó chúng ta được phép chấp nhận rằng Nguyễn Hiến Lê là một nhân chứng rất đáng tin. Mời các bạn đọc hai tài liệu mang tên The Buddhist Movement in Vietnam and its Difficulties with the Present Government [April 1961] và L'Église du Sud-Vietnam [15-3-1963].

Cao Thế Dung và Đại Úy Ma James Scott

Cao Thế Dung viết ông nghe một người khác kể lại rằng Đại Úy James Scott là thủ phạm làm nổ quả mìn tại đài phát thanh Huế tháng 5, 1963. Xem: Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống, Tập II, trang 326-330. Nhưng bạn có thể tin những gì ông ta viết không, nếu bạn biết ông ta đã nói những gì về bằng tiến sĩ mà ông ta đã đậu...và đốt...Xem: Một Ngày Có 26 Giờ, trang 133-135.

vrijdag 1 mei 2009

Sự Trả Thù Thô Bỉ

Trần Ngọc Nhuận, một sĩ quan tình báo cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa, trong tác phẩm Đời Quân Ngũ, đã kể lại rằng sau khi cuộc đảo chính của các sĩ quan Nhảy Dù năm 1960 thất bại thì cơ quan an ninh của chế độ Diệm đã áp dụng những thủ đoạn trả thù thô bỉ đối với những người vợ vô tội của các sĩ quan nói trên (trang 305-306).

Chứng Từ của Cố Học Giả Nguyễn Hiến Lê



Nguyễn Hiến Lê kể lại kinh nghiệm cá nhân của ông ta về chính sách kỳ thị tôn giáo dưới chế độ Ngô Đình Diệm trong: Đời Viết Văn Của Tôi, trang 98-101. Trong Tập II của Hồi Ký, trang 120-121, Nguyễn Hiến Lê còn đưa ra nhận định tổng quát của ông về chính sách kỳ thị tôn giáo của chế độ Diệm.

Di Bút của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam



Những giòng chữ cuối cùng do Nhất Linh Nguyễn Tường Tam để lại, trước khi ông ta quyên sinh để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm.